Phương pháp day kem tai nha mà chúng ta biết đến như là việc dạy gia sư rất phổ biến hiện nay. Tuy nhiên phương pháp giảng dạy này lại chưa nhận được sự quan tâm thích đáng của giáo viên và học sinh vì đa số mọi người đều hiểu sai bản chất của việc dạy kèm. Thực chất phương pháp day kem tai nha có rất nhiều ưu điểm, đặc biệt đối với việc dạy và học ngoại ngữ.
Có rất nhiều ý kiến trái ngược về phương pháp dạy một-kèm-một hay một thày-một trò (gọi tắt là phương pháp dạy kèm). Có người thích phương pháp này, có người không. Những giáo viên thích phương pháp giảng dạy này đã chỉ ra ưu điểm của nó đó là đáp ứng được nhu cầu học ngôn ngữ theo đúng nguyện vọng và trình độ của học viên cũng như chương trình học được soạn và thiết kế sao cho tập trung cao nhất vào mục đích của người học. Trong khi đó, những giáo viên không thích phương pháp giảng dạy này lại nhấn mạnh vào những hạn chế của phương pháp giảng dạy này như sự nhàm chán khi chỉ có hai người giao tiếp với nhau trong suốt một buổi học dài 2-3 giờ đồng hồ hay sự lo lắng, căng thẳng nếu mối quan hệ giữa học viên và giáo viên không có sự hợp tác chặt chẽ và hiệu quả. Tất cả những lập luận từ cả hai phía đều có lý nhưng nếu cứ tập trung vào những hạn chế của phương pháp giảng dạy này, chúng ta sẽ dễ dàng bỏ qua vô số những ưu điểm vượt trội của nó.
Ưu điểm đầu tiên là về phương pháp giảng dạy. Những phương pháp như làm việc theo cặp hay nhóm thường được áp dụng tại các lớp học thông thường sẽ không thể áp dụng được khi dạy kèm. Và nếu áp dụng một cách đơn điệu phương pháp giảng dạy thày đứng giảng bài trên bảng hay thày đọc-trò chép vào dạy kèm thì còn gây phản tác dụng vì cách dạy này khiến học viên nhàm chán và mất hết hứng thú học tập. Trên thực tế, không phải lúc nào việc thày đứng giảng bài, trò ngồi nghe và chép cũng là một phương pháp tối ưu. Khi dạy kèm, chúng ta nên tận dụng những cơ hội hợp tác cùng với học viên để cùng làm một bài tập hay xem xét một vấn đề nào đó trong tiếng Anh. Bạn có thể thấy rõ sự khác biệt trong hiệu quả giảng dạy khi ngồi cạnh học viên và cùng làm một bài tập thay vì ngồi đối diện và thực hiện bài tập theo phương pháp “hỏi-đáp” truyền thống. Tương tự như vậy, thay vì đứng giảng bài và viết mọi thứ lên bảng, tại sao bạn không ngồi cạnh học viên và minh họa bằng tranh ảnh, đồ thị hay các câu ví dụ được viết trên giấy?
Một ưu điểm khác của phương pháp dạy kèm là luôn có thể điều chỉnh sao cho phù hợp về thời gian và tiến độ. Với một lớp học có khoảng 15 học viên thì người giáo viên sẽ rất khó để có thể có một chương trình học phù hợp cho tất cả mọi người. Nhưng với lớp học kèm, giáo viên sẽ luôn nhận được những phản hồi của học viên về nội dung cũng như tiến độ giảng dạy như cách dạy nào, bài tập nào hay và có hiệu quả nhất hay lúc nào cần phải đẩy nhanh tiến độ giảng dạy và học tập? Giáo viên và học viên có thể cùng nhau đọc sách, tra cứu, bàn luận các vấn đề về ngôn ngữ, chuẩn bị một bài thuyết trình v.v.
Ưu điểm lớn nhất của phương pháp dạy kèm đó là sự tập trung vào người học ở mức độ cao nhất (lấy người học làm trung tâm). Giáo viên có thể tập trung giải quyết những khó khăn, vướng mắc cụ thể của người học như sửa và bổ sung các từ ngữ chuyên ngành, kiến thức ngữ pháp, luyện ngữ âm cũng như các kỹ năng còn yếu của người học như nghe, nói, v.v. Đây là ưu điểm vượt trội của phương pháp dạy kèm vì trong một lớp học đông học viên, sẽ không có đủ thời gian để giải quyết tất cả các vấn đề cụ thể của từng cá nhân trong lớp.
Phương pháp dạy kèm với những ưu điểm trên có thể phù hợp với mọi đối tượng học viên ở tất cả các trình độ khác nhau và đặc biệt có hiệu quả đối với những học viên cần học tiếng Anh chuyên ngành. Nếu có thể tận dụng được điều này, giáo viên hoàn toàn có thể giúp đỡ học viên tiến bộ trong việc học ngoại ngữ.
Nguồn sưu tầm
0 nhận xét:
Đăng nhận xét