Khi nhận lớp tại Gia Su Sư phạm giỏi - gia sư uy tín - trung tâm gia sư chất lượng cao bạn sẽ có đầy đủ thông tin về lớp dạy mà bạn đã nhận. Lên đường thôi nào!
Gia sư Sư phạm giỏi đã sắp xếp cho bạn một cuộc hẹn với học viên và bạn nên đúng giờ tới cuộc hẹn. Ấn tượng ban đầu rất quan trọng. Vì vậy bạn nên đúng giờ và để ý lại hình thức bên ngoài cũng như tác phong của mình.Buổi đầu tới dạy bạn cần đến đúng giờ và trong các buổi sau cũng thế nếu không vì lý do đặc biệt nào thì bạn cũng hãy luôn đến đúng giờ. Trong buổi đầu, bạn hãy dành chút ít thời gian nói chuyện với HS những chuyện bên lề việc học như: Trước đây đã học gia sư chưa? Nếu có thì hỏi xem HS cảm thấy như thế nào về việc học gia sư? Cần hỏi xem Giáo Viên dạy trên lớp thế nào có dễ hiểu hay không? Giảng nhanh hay chậm. Trên lớp có nhiều bạn học tốt hay không. Điều này sẽ có ích để bạn điều chỉnh cách dạy cho phù hợp. Bạn cần tỏ ra gần gũi với HS nhưng cũng phải luôn giữ được sự đúng mực của một người thầy. HS sẽ luôn có thái độ tôn trọng đối với bạn và nghiêm túc thực hiện những yêu cầu của trong việc học. Buổi đầu tiên rất quan trọng vì vậy bạn cần cố gắng phát huy hết các kỹ năng gia sư của mình - kỹ năng làm gia sư
Khi đã qua buổi ban đầu, bây giờ là lúc mà bạn cần phát huy các kỹ năng dạy - kỹ năng làm gia sư của mình. Các kỹ năng lắng nghe, truyền đạt, nắm bắt tâm lý… sẽ rất cần thiết vào lúc này. Trong các buổi dạy, có thể ban đầu HS chưa quen, nhất là các em HS nhỏ khả năng nghe còn kém, vì vậy bạn cần nói chậm, rõ ràng và đủ lớn để HS có thể nghe rõ được những gì bạn trình bày. Sau một thời gian khi HS đã quen bạn có thể nói nhanh hơn một chút. Bạn không nên chỉ trích nhiều đến những lỗi sai của HS nhất là khi HS đã ý thức được lòng tự trọng của mình. Một cách khách quan, bạn chỉ ra lỗi sai đó của HS và điều đó sẽ ảnh hưởng xấu như thế nào đến kết quả học tập và cả trong cuộc sống để HS nhận ra và sửa chữa. Những lần sau, nếu những lỗi đó vẫn lặp lại, bạn không cần phải nói nhiều, hãy bằng những việc cụ thể giúp HS cải thiện tình hình. Ví dụ khi HS có tính cẩu thả làm bài thường có lỗi sai hay gạch xóa, thay vì phàn nàn về điều đó, bạn hãy chữa hoàn chỉnh bài đó, sau đó bạn hãy yêu cầu HS tự trình bày hay chép lại cho đến khi Bạn thấy đạt yêu cầu thì thôi. Bằng cách này, HS sẽ dần ý thức được và tình hình sẽ được cải thiện. Đối với HS đã biết ý thức, Bạn không nên nói những câu thể hiện sự yếu kém hay làm tổn hại đến lòng tự trọng của HS. Điều đó có thể làm cho HS chán nản với việc học hay không dám hỏi hay chia sẻ điều gì với bạn và xấu hơn là HS không có cái nhìn thiện cảm về bạn. Hãy luôn nói đến những điều theo chiều hướng tích cực hơn. Thay vì nói những câu đại loại như “em lười quá” hãy nói “em cần phải chăm chỉ hơn” sẽ tốt hơn rất nhiều.
Bạn cần chuẩn bị trước một số cuốn sách giáo khoa môn bạn dạy xem phần lý thuyết và bài tập được viết ra sao để có sự định hình trước vấn đề. Điều đó khiến bạn tự tin hơn và chủ động trong cách giảng bài cho HS cũng như có thể giải quyết tốt các bài tập cho HS. Ngoài ra bạn cũng nên xem một số cuốn sách tham khảo dành cho giáo viên hay sách giải bài tập. Trong sách sẽ trình bày các bài giảng lý thuyết và cách giải bài tập, tham khảo tài liệu này bạn sẽ đưa ra được cách giảng bài và chữa bài tập cho HS một cách khoa học và dễ hiểu hơn. Nếu như bạn dạy nhiều môn, nhất là khi bạn dạy lớp lớn đòi hỏi kiến thức cao hơn, Bạn nên có thời khóa cụ thể là tốt nhất. Ấn định rõ những ngày nào học môn nào, và sẽ học bài nào. Như vậy bạn có sự chuẩn bị tốt nhất tốt nhất và hoàn toàn chủ động. Bạn nên dạy những kiến thức căn bản, bám sát sách giáo khoa, chương trình học trên lớp. Luôn làm các bài tập trong sách giáo khoa và trên lớp trước. Sau khi làm hết các bài tập đó, tùy thuộc vào khả năng của HS mà bạn cho thêm những bài tập phù hợp. Ban đầu bạn nên giảng chậm lại. Chắc chắn rằng HS theo kịp dòng kiến thức Bạn truyền đạt. Sau đó nếu HS theo kịp bạn có thể giảng nhanh hơn. Không nên gò bó HS phải theo cách thức trình bày hay trình tự bài làm theo cách của bạn. Hãy tôn trọng cách trình bày của HS miễn là đúng và khoa học là được. Thường xuyên hỏi xem HS có hiểu bài không, phần nào không hiểu phải giảng lại ngay. Nếu bạn dạy lớp lớn và môn khó, có thể xảy đến trường hợp, HS đưa ra bài tập cần bạn giảng giúp mà ngay lúc đó bạn chưa có hướng giải, hãy nói đến cuối buổi bạn sẽ giang giải. Khi đó bạn có thể yêu cầu HS làm bài tập nào đó. Thời gian đó bạn tranh thủ xem lại kiến thức và tìm cách giải. Nếu thực sự đến cuối buổi bạn vẫn “bí”, không sao cả, hãy đề nghị bạn sẽ đưa ra lời giải vào buổi học tới. Và hãy tìm cách để thực hiện điều đó. Trong buổi học cũng nên có thời gian nghỉ giải lao giữa giờ ít phút- khoảng 10 phút chẳng hạn. Thời gian này có thể trò chuyện những chuyện vui trên lớp hay ở nhà cùng HS cũng như của bạn. Sẽ giúp HS cảm thấy hứng thú hơn với việc học tiếp thời gian còn lại. Cuối mỗi buổi học, tùy theo tình hình bài vở trên lớp của HS bạn có thể cho thêm một số bài tập ở nhà để HS làm. Nếu bài vở trên lớp của HS không nhiều hãy cho một vài bài trong sách tham khảo để HS làm. Và nghiêm túc kiểm tra những bài tập đó. HS sẽ ý thức mình cần phải làm và khả năng làm bài của HS cũng sẽ được cải thiện dần
Thường xuyên hỏi HS xem khi nào trên lớp có kiểm tra hay thi và Giáo Viên có giới hạn kiến thức, dạng bài nào?. Khi đó bạn hãy có kế hoạch thời gian ôn tập sát theo kiến thức và dạng bài tập đó. Như vậy HS có sự chuẩn bị tốt trước mỗi bài kiểm tra, bài thi. Điểm số cao sẽ luôn khiến Phụ Huynh hài lòng về bạn và tin vha81c rằng bạn là một gia sư giỏi
Kết quả của Bạn thu được thì Bạn là người biết rõ nhất và Bạn là người thụ hưởng kết quả này. Vì vậy bạn mong muốn kết quả như thế nào là do chính nỗ lực của bạn. Hãy nỗ lực hết mình trong giảng dạy để kết quả tốt luôn dành cho bạn
Mọi chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY GIÁO DỤC KHUYẾN HỌC TRÍ TUỆ VIỆT
Trụ sở chính :Phòng 6 nhà H1 ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 136 Xuân Thủy Cầu Giấy Hà Nội
Văn phòng tiếp khách :số 6 ngõ 130 Xuân Thủy - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại: 043.7450074 - 043.7450075 Hotline: 0904334719
Liên hệ - Tiến sĩ: Nguyễn Hương Giang 0906 568 825
0 nhận xét:
Đăng nhận xét